Bài viết phổ biến

Hút bể phốt tại Đống Đa chuyên nghiệp

Thiết bị định vị GPS siêu nhỏ - giá rẻ

Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo nghị định 86

Thiết bị giám sát hành trình là thiết bị điện tử vô cùng tiên tiến và hiện đại, thiết bị này gắn trực tiếp trên các phương tiện vận tải, nhằm cho các thông tin về xe và người lái như vị trí, vận tốc, thời gian lái xe,… Đây là giải pháp vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp vận tải để có thể quản lý xe tốt hơn.
Sản phẩm này sẽ có 1 sim đi kèm, làm chức năng gửi dữ liệu từ thiết bị về hệ thống máy chủ của đơn vị sản xuất thiết bị giám sát hành trình và máy chủ của Tổng cục Đường Bộ Việt Nam. Các dữ liệu này đảm bảo chính xác, trung thực, không một bên thứ 3 nào được quyền tác động, thay đổi dữ liệu.
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ở các xe cá nhân bắt đầu phổ biến ở nước ta từ gần vài năm trở lại đây. Đến năm 2011, nhiều dòng xe kinh doanh vận tải hành khách như xe khách, xe du lịch, xe chạy hợp đồng cũng bắt buộc lắp thiết bị này để chủ xe có thể thuận tiện theo dõi xe của mình hơn. Việc lắp sản phẩm này đồng thời vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của chủ sở hữu, vừa là một cơ sở để cơ quan chức năng quản lý vận tải từng địa phương hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, trật tự giao thông của cả nước.
Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo nghị định 86
Thiết bị giám sát hành trình

Những loại xe cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Theo quy định của cơ quan chức năng, hầu như các dòng xe kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa ở Việt Nam hiện nay đều bắt buộc phải lắp sản phẩm này mới đủ điều kiện hoạt động. Cụ thể, theo Nghị định 86 quy định, xe tải từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải gắn phù hiệu xe tải và lắp TBGSHT trước ngày 1/7/2016 và hạn cuối đối với xe tải từ 3,5 tấn đến dưới 7 tấn là ngày 1/1/2017.
Như vậy, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn năm 2017 như sau:
- Trước ngày 01/7/2012: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
- Trước ngày 01/7/2015: Xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Trước ngày 01/1/ 2016: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Trước ngày 01/ 7/2016: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Trước ngày 01/1/ 2017: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Trước ngày 01/ 7/2018: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Các loại xe trên cần lắp đặt sản phẩm đúng lộ trình, nếu không sẽ bị xử phạt nặng, từ phạt hành chính đến tước phù hiệu lái xe.
Ngoài ra, đối với các xe cá nhân, xe cho thuê, xe tự lái,… không nằm trong diện bắt buộc lắp đặt sản phẩm trên, người dùng cũng có thể chủ động lựa chọn những loại thiết bị định vị phù hợp để quản lý xe mọi lúc, mọi nơi.
Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo nghị định 86
Thiết bị giám sát hành trình
Thông thường, phí quản lý cho một thiết bị chỉ 1 triệu đồng/ thuê bao/ năm, rất hợp lý so với hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Do đó, nhiều chủ xe đã chủ động lựa chọn những thiết bị GPS phù hợp để lắp đặt trên xe, vừa đảm bảo an toàn khi không may có sự cố, vừa quản lý kỹ các thông tin về xe và người lái.

Comments

Popular posts from this blog

Hút bể phốt tại Đống Đa chuyên nghiệp

Thiết bị định vị GPS siêu nhỏ - giá rẻ